Cùng học nha!!
Học Tiếng Anh cùng Emma Le
Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014
Intermediate Pronunciation Bài 1: Borrowing money
Đây là video luyện phát âm cho các bạn ở level Pre-inter đến inter nhé. Trong video này, chúng mình sẽ học cách phát âm chuẩn trong hội thoại thường ngày. Tức là không chỉ phát âm từng từ chuẩn, mà còn chú ý cả nối âm và ngữ điệu nữa.
Cùng học nha!!
Cùng học nha!!
Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014
Phim: Mama (Mẹ ma)
Bất kì người phụ nữ nào cũng có khao khát làm mẹ, và khao khát ấy cũng không hề chết đi khi người đó chết. Đó là điều mình nhận ra được khi xem xong bộ phim ly kỳ Mama (Mẹ ma).
Có một nữ oan hồn bất hạnh đã nuôi dưỡng 2 đứa trẻ trong suốt 5 năm kể từ khi chúng bị suýt bị giết bởi bổ đẻ. Các bạn biết đấy, 5 năm không phải một quãng thời gian ngắn, 3 người đã có rất nhiều kỉ niệm bên nhau, lúc vui, lúc buồn, lúc ôm đau, lúc nguy hiểm.
Tuy nhiên, những người đi rừng đã phát hiện ra 2 đứa trẻ và chúng đã được mang về thành phố, về ở với cô chú ruột của mình. Nhưng liệu người mẹ ma có để cho 2 đứa trẻ rời xa mình như vậy khi sự ích kỷ lên ngôi? Sự nổi giận của người mẹ ma sẽ khủng khiếp ra sao?. Liệu 2 chị em Lyly và Victoria sẽ sống tiếp đời sống bình thường với cô chú hay đi theo (nói đúng hơn là chết theo) người mẹ ma yêu dấu của mình?
Xem phim và tìm ra câu trả lời nhé!
Có một nữ oan hồn bất hạnh đã nuôi dưỡng 2 đứa trẻ trong suốt 5 năm kể từ khi chúng bị suýt bị giết bởi bổ đẻ. Các bạn biết đấy, 5 năm không phải một quãng thời gian ngắn, 3 người đã có rất nhiều kỉ niệm bên nhau, lúc vui, lúc buồn, lúc ôm đau, lúc nguy hiểm.
Tuy nhiên, những người đi rừng đã phát hiện ra 2 đứa trẻ và chúng đã được mang về thành phố, về ở với cô chú ruột của mình. Nhưng liệu người mẹ ma có để cho 2 đứa trẻ rời xa mình như vậy khi sự ích kỷ lên ngôi? Sự nổi giận của người mẹ ma sẽ khủng khiếp ra sao?. Liệu 2 chị em Lyly và Victoria sẽ sống tiếp đời sống bình thường với cô chú hay đi theo (nói đúng hơn là chết theo) người mẹ ma yêu dấu của mình?
Xem phim và tìm ra câu trả lời nhé!
BRING and TAKE
"Mang" "Mang" "Mang" nhưng dùng thế nào bây giờ? Nhiều bạn băn khoăn lắm đúng không? Trong bài viết hôm nay, mình sẽ phân biệt cho các bạn cách dùng của 2 từ dễ nhầm lẫn này nhé.
Đơn giản là như thế này, để phân biệt sự khác nhau giữa BRING và TAKE thì bạn nên dựa vào hành động được thực hiện so với vị trí của người nói.
Bắt đầu thôi!
BRING nghĩa là "to carry to a nearer place from a more distant one." Tức mang một vật, người từ một khoảng cách xa đến gần người nói hơn. Ví dụ như Anh trai bạn có 2 quả táo rất là ngon ở trên tầng 2. Bạn thì đang ở tầng 1 và đang thèm muốn chết luôn. Thế là bạn bảo anh ấy mang xuống cho bạn 1 quả. "Bring me one, please" (Mang cho em 1 quả đi mà)
Mở ngoặc, ở đây mình không đề cập đến trường hợp bring với nghĩa là "mang theo bên người" nhé.
Bây giờ đến nhóc tiếp theo.
TAKE thì ngược lại bring. Nó là "to carry to a more distant place from a nearer one." Hiểu tiếng Việt là mang một vật, người từ vị trí gần người nói ra xa phía người nói.
Vẫn ví dụ về 2 quả táo kia nhé. Giả sử, bạn không hề biết là anh trai đang có 2 quả táo. Còn anh bạn ở trên tầng 2 cũng không đành lòng ăn mảnh nên bảo con chó mang 1 quả xuống cho bạn "Take this to her" (Mang cái này xuống cho cô ấy đi)
Mọi người hiểu chưa ạ? :D Để hiểu rõ hơn thì xem thêm ví dụ sau nha!
Take this book to his house. (Đem quyển sách này đến nhà anh ấy nhé!)
How many time have I asked you to bring me that book? (Tao bảo mày mang cho tao quyển sách đó bao nhiêu lần rồi hả? )
Đơn giản là như thế này, để phân biệt sự khác nhau giữa BRING và TAKE thì bạn nên dựa vào hành động được thực hiện so với vị trí của người nói.
Bắt đầu thôi!
BRING nghĩa là "to carry to a nearer place from a more distant one." Tức mang một vật, người từ một khoảng cách xa đến gần người nói hơn. Ví dụ như Anh trai bạn có 2 quả táo rất là ngon ở trên tầng 2. Bạn thì đang ở tầng 1 và đang thèm muốn chết luôn. Thế là bạn bảo anh ấy mang xuống cho bạn 1 quả. "Bring me one, please" (Mang cho em 1 quả đi mà)
Mở ngoặc, ở đây mình không đề cập đến trường hợp bring với nghĩa là "mang theo bên người" nhé.
Bây giờ đến nhóc tiếp theo.
TAKE thì ngược lại bring. Nó là "to carry to a more distant place from a nearer one." Hiểu tiếng Việt là mang một vật, người từ vị trí gần người nói ra xa phía người nói.
Vẫn ví dụ về 2 quả táo kia nhé. Giả sử, bạn không hề biết là anh trai đang có 2 quả táo. Còn anh bạn ở trên tầng 2 cũng không đành lòng ăn mảnh nên bảo con chó mang 1 quả xuống cho bạn "Take this to her" (Mang cái này xuống cho cô ấy đi)
Mọi người hiểu chưa ạ? :D Để hiểu rõ hơn thì xem thêm ví dụ sau nha!
Take this book to his house. (Đem quyển sách này đến nhà anh ấy nhé!)
How many time have I asked you to bring me that book? (Tao bảo mày mang cho tao quyển sách đó bao nhiêu lần rồi hả? )
Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014
EACH vs EVERY
Có ai thấy bực mình với 2 từ ấy không? Cũng có nghĩa là "mỗi" mà sao lúc thì người ta dùng chỗ này, lúc thì người ta dùng chỗ kia. Dùng lẫn lộn không được à? hihi
Hôm nay mình sẽ phân biệt cho các bạn nhé!
SỰ GIỐNG NHAU
***Each và every giống nhau về nghĩa. Thường thì việc dùng each hay every là như nhau:
- Each time (hay every time) I see you, you look different.
Mỗi lần tôi gặp anh, trông anh mỗi khác.
- There’s a telephone in each room (hay every room) of the house.
Mỗi phòng của căn nhà này có một cái điện thoại.
Nhưng each và every không phải giống nhau một cách tuyệt đối.
SỰ KHÁC NHAU:
1. Each
*Ta dùng each khi chúng ta nghĩ tới các vật, sự việc như những phần tử rời rạc, từng cái một.
- Study each sentences carefully (= study the sentences one by one)
Hãy nghiên cứu từng câu một cách cẩn thận.
Những câu này là rời rạc, chẳng liên quan gì đến nhau cả mà.
*Each thường được dùng hơn với số lượng nhỏ:
- There were four pencils on the table. Each pencil was a different colour.
Có cái bút chì quyển sách ở trên bàn. Mỗi cái có một màu khác nhau.
*Each có thể được dùng cho hai vật, sự việc...:
- In a football match, each team has 11 players. (không nói 'every team')
Trong một trận đấu bóng đá, mỗi đội gồm 11 cầu thủ.
2. Every
*Ta dùng every khi ta nghĩ tới các vật, sự việc như một nhóm. Giữa chúng có mối liên hệ với nhau chứ không phải rời rạc. Nghĩa gần tương tự như all.
Every sentence must have verb.
Mỗi câu đều phải có động từ
Ở đây mình muốn ám chỉ "câu" nói chung, tất cả các câu.
*Every thường dùng cho số lượng lớn:
- Emma loves readings. She has read every book in the library.
Emma thích đọc sách. Cô ấy đã đọc mọi quyển sách trong thư viện. (Gớm, làm quá :)) )
- I would like to take you to every corner in the world. (=all the corner)
Anh muốn đưa em đi mọi nơi trên thế giới.
*Ta dùng every để nói việc nào đó xảy ra thường xuyên như thế nào. Như vậy every + từ chỉ thời gian đóng vai trò như một trạng từ chỉ tần suất.
- “How often do you go shopping?” “Every day.” (không nói 'each day')
"Bạn đi mua hàng thường xuyên như thế nào?" "Hàng ngày." (Giàu nhỉ :v )
- There’s a bus every ten minutes. (không nói 'each ten minutes')
Cứ mười phút có một chuyến xe buýt.
Hôm nay mình sẽ phân biệt cho các bạn nhé!
SỰ GIỐNG NHAU
***Each và every giống nhau về nghĩa. Thường thì việc dùng each hay every là như nhau:
- Each time (hay every time) I see you, you look different.
Mỗi lần tôi gặp anh, trông anh mỗi khác.
- There’s a telephone in each room (hay every room) of the house.
Mỗi phòng của căn nhà này có một cái điện thoại.
Nhưng each và every không phải giống nhau một cách tuyệt đối.
SỰ KHÁC NHAU:
1. Each
*Ta dùng each khi chúng ta nghĩ tới các vật, sự việc như những phần tử rời rạc, từng cái một.
- Study each sentences carefully (= study the sentences one by one)
Hãy nghiên cứu từng câu một cách cẩn thận.
Những câu này là rời rạc, chẳng liên quan gì đến nhau cả mà.
*Each thường được dùng hơn với số lượng nhỏ:
- There were four pencils on the table. Each pencil was a different colour.
Có cái bút chì quyển sách ở trên bàn. Mỗi cái có một màu khác nhau.
*Each có thể được dùng cho hai vật, sự việc...:
- In a football match, each team has 11 players. (không nói 'every team')
Trong một trận đấu bóng đá, mỗi đội gồm 11 cầu thủ.
2. Every
*Ta dùng every khi ta nghĩ tới các vật, sự việc như một nhóm. Giữa chúng có mối liên hệ với nhau chứ không phải rời rạc. Nghĩa gần tương tự như all.
Every sentence must have verb.
Mỗi câu đều phải có động từ
Ở đây mình muốn ám chỉ "câu" nói chung, tất cả các câu.
*Every thường dùng cho số lượng lớn:
- Emma loves readings. She has read every book in the library.
Emma thích đọc sách. Cô ấy đã đọc mọi quyển sách trong thư viện. (Gớm, làm quá :)) )
- I would like to take you to every corner in the world. (=all the corner)
Anh muốn đưa em đi mọi nơi trên thế giới.
*Ta dùng every để nói việc nào đó xảy ra thường xuyên như thế nào. Như vậy every + từ chỉ thời gian đóng vai trò như một trạng từ chỉ tần suất.
- “How often do you go shopping?” “Every day.” (không nói 'each day')
"Bạn đi mua hàng thường xuyên như thế nào?" "Hàng ngày." (Giàu nhỉ :v )
- There’s a bus every ten minutes. (không nói 'each ten minutes')
Cứ mười phút có một chuyến xe buýt.
Phim: PARENTAL GUIDANCE (Khi cháu là siêu quậy)
(Mở ngoặc một chút là tên phim tiếng Việt kia là do về VN bị dịch không sát nhé. Chứ nếu dịch chuẩn thì không phải là "Khi cháu là siêu quậy" đâu. Anw, mình vẫn ghi tên cũ để mọi người search cho dễ.)
Chắc hẳn ai cũng biết rằng mỗi một thế hệ lại có một cách dạy con riêng. Ví như ông bà bạn sẽ dạy dỗ bố mẹ bạn một kiểu, rồi đến bố mẹ bạn lại dạy bạn một kiểu khác. Có vô vàn lý do dẫn đến điều này, như là sự phát triển của hệ tư tưởng, hay khoa học công nghệ, v.v.
Giờ hãy thử tưởng tượng, bố mẹ bạn đột nhiên phải đi xa 1 tuần, và trong một tuần ấy bạn sẽ được trông nom bởi ông bà. Bạn sẽ cảm thấy ra sao? Những chuyện gì sẽ xảy ra trong vòng 1 tuần ấy? Thế giới của bạn có bị đảo lộn hay không? Hay sau 1 tuần ấy bạn sẽ phát hiện ra nhiều điều vô cùng ý nghĩa của tình cảm gia đình :)
Hãy cùng xem bộ phim Parental guidance (Khi cháu là siêu quậy) để cười xả láng và suy tư một chút nha.
Chúc mọi người xem phim vui vẻ. Nhớ tranh thủ luyện tiếng Anh qua bộ phim này nữa đấy nhé.
Chắc hẳn ai cũng biết rằng mỗi một thế hệ lại có một cách dạy con riêng. Ví như ông bà bạn sẽ dạy dỗ bố mẹ bạn một kiểu, rồi đến bố mẹ bạn lại dạy bạn một kiểu khác. Có vô vàn lý do dẫn đến điều này, như là sự phát triển của hệ tư tưởng, hay khoa học công nghệ, v.v.
Giờ hãy thử tưởng tượng, bố mẹ bạn đột nhiên phải đi xa 1 tuần, và trong một tuần ấy bạn sẽ được trông nom bởi ông bà. Bạn sẽ cảm thấy ra sao? Những chuyện gì sẽ xảy ra trong vòng 1 tuần ấy? Thế giới của bạn có bị đảo lộn hay không? Hay sau 1 tuần ấy bạn sẽ phát hiện ra nhiều điều vô cùng ý nghĩa của tình cảm gia đình :)
Hãy cùng xem bộ phim Parental guidance (Khi cháu là siêu quậy) để cười xả láng và suy tư một chút nha.
Chúc mọi người xem phim vui vẻ. Nhớ tranh thủ luyện tiếng Anh qua bộ phim này nữa đấy nhé.
Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014
FAMILIAR WITH - FAMILIAR TO
Đã từng có nhiều người hỏi mình viết "be familiar with" hay "be familiar to" là đúng. Thực ra câu trả lời là cả hai cách đều không sai, tuy nhiên mỗi cái lại được dùng trong một trường hợp riêng.
Mình cùng tìm hiểu "be familiar with" trước nhé.
Cụm này có nghĩa là ai đó thân thuộc, quen thược với cái gì/ai. Tức là chủ thể của việc cảm thấy thân thuộc, quen thuộc này chính là chủ ngữ.
Ví dụ: I am familiar with his presence.
(Tôi đã quen thuộc với sự có mặt của anh ấy rồi.)
He is familiar with the way she takes care of him.
(Anh ấy đã quen với cách cô ấy chăm sóc mình.)
Còn "be familiar to" có nghĩa là cái gì đó trở nên quen thuộc với ai. Trong trường hợp này, người cảm thấy thân thuộc đóng vai trò tân ngữ trong câu, và nhân tố gây ra cảm giác thân thuộc ấy đóng vai trò chủ ngữ.
Ví dụ:
His gallant behaviour is familiar to me.
(Hành động ga lăng của anh ấy đã quen thuộc với tôi)
The life full of pressure is familiar to her.
(Cuộc sống đầy áp lực đã quá quen thuộc với cô ấy.)
Các bạn xem thêm câu này nữa nhé
I'm not familiar WITH him, but his face seems familiar TO me.
(Tôi không quen anh ấy nhưng mặt anh ất trông rất quen)
Mình cùng tìm hiểu "be familiar with" trước nhé.
Cụm này có nghĩa là ai đó thân thuộc, quen thược với cái gì/ai. Tức là chủ thể của việc cảm thấy thân thuộc, quen thuộc này chính là chủ ngữ.
Ví dụ: I am familiar with his presence.
(Tôi đã quen thuộc với sự có mặt của anh ấy rồi.)
He is familiar with the way she takes care of him.
(Anh ấy đã quen với cách cô ấy chăm sóc mình.)
Còn "be familiar to" có nghĩa là cái gì đó trở nên quen thuộc với ai. Trong trường hợp này, người cảm thấy thân thuộc đóng vai trò tân ngữ trong câu, và nhân tố gây ra cảm giác thân thuộc ấy đóng vai trò chủ ngữ.
Ví dụ:
His gallant behaviour is familiar to me.
(Hành động ga lăng của anh ấy đã quen thuộc với tôi)
The life full of pressure is familiar to her.
(Cuộc sống đầy áp lực đã quá quen thuộc với cô ấy.)
Các bạn xem thêm câu này nữa nhé
I'm not familiar WITH him, but his face seems familiar TO me.
(Tôi không quen anh ấy nhưng mặt anh ất trông rất quen)
Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014
TRẬT TỰ TÍNH TỪ (trước danh từ)
Trật tự tính từ này hay xuất hiện trong bài thi và nếu biết được quy tắc này thì bạn cũng có được 1 cụm từ nghe xuôi hơn nữa.
Opinion -> Size-> Age -> Color -> Origin -> Material -> Purpose.
(để dễ nhớ thì nên nhớ theo chữ cái đầu: OpSACOMP) + Noun
Tức là thế này, Khi cần thêm nhiều tính từ trước một danh từ, chúng ta theo nói theo trình tự:
Ý kiến (đẹp, xấu, ngon) -> Kích cỡ (to, nhỏ) -> Tuổi tác (già, cũ, mới) -> Màu sắc (Xanh đỏ vàng) -> Nguồn gốc (Trung Quốc) -> Chất liệu (gỗ, vải) -> Mục đích (để ngồi, để nằm) + Danh từ
Ví dụ : The beautiful big old brown French wooden decorating chair.= Chiếc ghế gỗ nâu trang trí to đẹp cổ kính của Pháp
Tuy nhiên, công thức chỉ là công thức. Mình viết đầy đủ ra như vậy thôi chứ trên thực tế ngta chỉ dùng 2-3 tính từ cùng nhau là đủ. Ví dụ như là "My funny old bicycle was broken", "That charming white silk dress didn't suit her at all" .
Ai lại nói cả đống như trên kia thì dài và nặng nề lắm.
Nhớ là k dùng dầu phẩy giữa các tính từ nhé
Opinion -> Size-> Age -> Color -> Origin -> Material -> Purpose.
(để dễ nhớ thì nên nhớ theo chữ cái đầu: OpSACOMP) + Noun
Tức là thế này, Khi cần thêm nhiều tính từ trước một danh từ, chúng ta theo nói theo trình tự:
Ý kiến (đẹp, xấu, ngon) -> Kích cỡ (to, nhỏ) -> Tuổi tác (già, cũ, mới) -> Màu sắc (Xanh đỏ vàng) -> Nguồn gốc (Trung Quốc) -> Chất liệu (gỗ, vải) -> Mục đích (để ngồi, để nằm) + Danh từ
Ví dụ : The beautiful big old brown French wooden decorating chair.= Chiếc ghế gỗ nâu trang trí to đẹp cổ kính của Pháp
Tuy nhiên, công thức chỉ là công thức. Mình viết đầy đủ ra như vậy thôi chứ trên thực tế ngta chỉ dùng 2-3 tính từ cùng nhau là đủ. Ví dụ như là "My funny old bicycle was broken", "That charming white silk dress didn't suit her at all" .
Ai lại nói cả đống như trên kia thì dài và nặng nề lắm.
Nhớ là k dùng dầu phẩy giữa các tính từ nhé
the other, other, another
3 từ này cũng là bộ 3 chết người trong bài thi viết và nói đây. Tất nhiên cả trong giao tiếp nữa.
Cùng phân biệt nhé!
* “THE OTHER”
- The other đề cập tới một cái gì đó khác biệt, phân biệt giữa cái này và cái kia (Những cái đó đều được xác định - tức chúng ta đều biết chúng )
Ví dụ:
Hàng xóm của bạn có 2 cậu con trai: Jack và Nick, trong đó có Nick là đứa thông minh hơn. . Bạn vừa mới gặp đứa tên là Jack. Còn cái thằng còn lại tên là Nick. Giờ bạn muốn giới thiệu cho tớ biết nhóc nào thông minh hơn thì nói thế này.
-They have 2 sons. You’ve just met Jack. The other boy, Nick, is more intelligent.
Họ có 2 cậu con trai. Cậu vừa gặp Jack đấy. Thằng bé CÒN LẠI, Nick, thông minh hơn.
=>Ở đây, có 2 cậu con trai, "thằng bé còn lại" đã được xác định, người nghe cũng hiểu người nói đang đề cập tới thằng bé nào.
- Only 2 out of 10 balls are red. The others are all green.
Chỉ có 2 trong 10 quả bóng là màu đỏ. Những quả CÒN LẠI đều màu xanh.
=>Ở đây, chúng ta đều biết 8 quả bóng còn lại. người nói ám chỉ 8 quả bóng ấy còn lại ấy chứ k phải 8 quả nào khác.
*"OTHER" :
- Other dùng để phân biệt cái này với cái kia, nhưng số lượng nhiều và không xác định.
Ví dụ này
I don't believe in true love but other people do.
(Tôi không tin vào tình yêu đích thực nhưng những người khác thì tin)
Ở đây, ta không biết "những người khác" là ai, mặt mũi thế nào, đời sống ra sao. Chỉ biết đại khái là "người khác". Thế thôi.
- Other cũng có thể sử dụng như một danh từ, others là danh từ số nhiều, trong những trường hợp không cần thiết phải có danh từ ở sau.
Ví dụ:
She loves showing off in front of other people.
Cô ấy thích thể hiện trước mặt người khác. ("người khác" ở đây chỉ chung, k rõ là người nào)
This is the last week topic. We should choose some others.
* “ANOTHER”
- Được ghép từ An Other, another đề cập tới MỘT cái gì đó mang tính chất thêm vào:
Ví dụ:
Bạn và bạn trai đi uống nước với nhau. Bạn gọi một cốc sinh tố cam. Sau một lúc bạn uống hết. Thấy đồ uống đã hết mà hai người chưa muốn về, bạn trai hỏi . "Do you want another drink?" (Em có muốn uống thêm 1 cốc gì đó nữa không?
Thêm vài ví dụ nữa cho chắc nha.
- THE OTHER
Có 2 hộp quà đặt trên bàn, bạn và người yêu mỗi người được chọn 1 cái. Người yêu bạn nhường bạn cái hộp to hơn, nặng hơn
You take this and I will take the other.
(Em lấy cái này đi và anh sẽ lấy cái kia.)
- ANOTHER
Bạn và người yêu đi vào một quán ăn. Quán còn duy nhất một bàn trống, nhưng bàn ấy lại có mỗi một cái ghế. Thế là người yêu bạn bảo:
You take this and I will take another one.
(Em lấy cái này đi và anh sẽ đi lấy thêm 1 cái nữa)
Cùng phân biệt nhé!
* “THE OTHER”
- The other đề cập tới một cái gì đó khác biệt, phân biệt giữa cái này và cái kia (Những cái đó đều được xác định - tức chúng ta đều biết chúng )
Ví dụ:
Hàng xóm của bạn có 2 cậu con trai: Jack và Nick, trong đó có Nick là đứa thông minh hơn. . Bạn vừa mới gặp đứa tên là Jack. Còn cái thằng còn lại tên là Nick. Giờ bạn muốn giới thiệu cho tớ biết nhóc nào thông minh hơn thì nói thế này.
-They have 2 sons. You’ve just met Jack. The other boy, Nick, is more intelligent.
Họ có 2 cậu con trai. Cậu vừa gặp Jack đấy. Thằng bé CÒN LẠI, Nick, thông minh hơn.
=>Ở đây, có 2 cậu con trai, "thằng bé còn lại" đã được xác định, người nghe cũng hiểu người nói đang đề cập tới thằng bé nào.
- Only 2 out of 10 balls are red. The others are all green.
Chỉ có 2 trong 10 quả bóng là màu đỏ. Những quả CÒN LẠI đều màu xanh.
=>Ở đây, chúng ta đều biết 8 quả bóng còn lại. người nói ám chỉ 8 quả bóng ấy còn lại ấy chứ k phải 8 quả nào khác.
*"OTHER" :
- Other dùng để phân biệt cái này với cái kia, nhưng số lượng nhiều và không xác định.
Ví dụ này
I don't believe in true love but other people do.
(Tôi không tin vào tình yêu đích thực nhưng những người khác thì tin)
Ở đây, ta không biết "những người khác" là ai, mặt mũi thế nào, đời sống ra sao. Chỉ biết đại khái là "người khác". Thế thôi.
- Other cũng có thể sử dụng như một danh từ, others là danh từ số nhiều, trong những trường hợp không cần thiết phải có danh từ ở sau.
Ví dụ:
She loves showing off in front of other people.
Cô ấy thích thể hiện trước mặt người khác. ("người khác" ở đây chỉ chung, k rõ là người nào)
This is the last week topic. We should choose some others.
* “ANOTHER”
- Được ghép từ An Other, another đề cập tới MỘT cái gì đó mang tính chất thêm vào:
Ví dụ:
Bạn và bạn trai đi uống nước với nhau. Bạn gọi một cốc sinh tố cam. Sau một lúc bạn uống hết. Thấy đồ uống đã hết mà hai người chưa muốn về, bạn trai hỏi . "Do you want another drink?" (Em có muốn uống thêm 1 cốc gì đó nữa không?
Thêm vài ví dụ nữa cho chắc nha.
- THE OTHER
Có 2 hộp quà đặt trên bàn, bạn và người yêu mỗi người được chọn 1 cái. Người yêu bạn nhường bạn cái hộp to hơn, nặng hơn
You take this and I will take the other.
(Em lấy cái này đi và anh sẽ lấy cái kia.)
- ANOTHER
Bạn và người yêu đi vào một quán ăn. Quán còn duy nhất một bàn trống, nhưng bàn ấy lại có mỗi một cái ghế. Thế là người yêu bạn bảo:
You take this and I will take another one.
(Em lấy cái này đi và anh sẽ đi lấy thêm 1 cái nữa)
Elementary Pronunciation: Bài 1: Don't be stupid!
Đây là video luyện phát âm trình độ cơ bản. Mọi người nghe và lặp lại nhé. Ở đây mình không nói về cách phát âm từng âm một đâu vì nhiều bạn đã được dạy cái đó ở lớp/trung tâm rồi.
Mình muốn tạo cho các bạn nơi thực hành những lý thuyết đã học ấy thôi. ;)
Mình muốn tạo cho các bạn nơi thực hành những lý thuyết đã học ấy thôi. ;)
Cách ĐỔI CHỦ ĐỀ
Có nhiều khi đang nói chuyện về vấn đề này nhưng chúng ta lại muốn chuyển sang nói cái khác. Có vô số cách để diễn tả điều này, mọi người cùng tham khảo một số cách sau nhé.
- By the way: Tiện thể
Cụm từ này chắc các bạn gặp thường xuyên nhưng đôi khi không nhớ ra nó nghĩa là gì hoặc chưa rõ về cách sử dụng của nó. Nôm na cụm này có thể được hiểu "À, tiện thể,..."
Ví dụ nhé. Bạn và đứa ngồi cung bàn đang nói chuyện về việc dạo này nó thay đổi nhiều quá, cả tính cách lẫn ngoại hình. Rồi bạn nói rằng "Chả sao. Mọi vật chất đều phải thay đổi. :))) Không nhớ hôm trước học Triết à. =))) " . Nhắc đến Triết, bạn của bạn nói "À, tiện thể nhắc luôn, thứ 5 tuần sau kiểm tra giữa kì đấy nhé".
=> "Ah, we're gonna sit the mid-term next Thursday, by the way"
Cụm "by the way" có thể đứng đầu hoặc đứng cuối câu nhé.
- Incendentally, : Tiện thể, <như trên nhưng trang trọng hơn> - Could we move on the problem of...: Chúng ta có thể chuyển sang chủ đề ... được không?
Cụm này hơi trang trọng, bạn có thể dùng trong cuộc họp để đề nghị chuyển chủ đề. Ví dụ mọi người đã bàn vấn đề này bao nhiêu lâu rồi mà vấn chẳng đi đến đâu thì bạn có thể giơ tay và nói "Could we move on (to) the problem of sale dropping?" (Chúng ta có thể chuyển sang vấn đề hạ doanh thu không?"
Đề bớt tính trang trọng, bạn có thể thay "could" bằng "can"
- Move on, : Tiếp đi, chuyển đi.
Cái này hay dùng trong thuyết trình. Khi nói hết phần này, bạn có thể nói "Okey. Move on" để chuyển sang phần khác.
Ngoài ra, trong giao tiếp bình thường cũng ok nhé. Ví dụ như cả hội đang tán gẫu về scandal của Phi Thanh Vân nhưng rồi chán quá nên bạn nói "Rubbish! Move on!" (Nhảm nhí v~. Chuyển đi!)
- Let's move on to the next part: Chuyển sang mục khác nào.
Câu này cũng hay dùng trong thuyết trình.
- I think we ought to pass on to the next item: Mình nghĩ chúng ta nên chuyển qua mục tiếp theo.
Câu này dùng trong bàn bạc, thảo luận nhé.
- Now, let's drop this subject. : Giờ hãy bỏ qua chủ đề này đi.
- Let's have a look at...: Cùng xem vấn đề... đi.
- I had enough. Talk about something else. Tôi nghe đủ r đấy. Chuyển chủ đề đi.
Câu này chỉ dùng trong ngữ cảnh thân mật thôi nhé. Bạn không muốn nghe cái đó nữa, chịu hết nổi rồi thì hãy nói "I had enough. Talk about something else" để người ta chuyển chủ đề nha.
- What about.../How about...: Thế còn...
Sau about sẽ là một danh từ hoặc một động từ thêm ing
What about our Jack? What will they do to him? Thế còn Jack của chúng ta thì sao? Họ sẽ làm gì với nó?
How about going out plan? We drop it? Thế còn kế hoạch đi ra ngoài thì sao? Chúng mình hủy à?
Chú ý: How about và what about còn được dùng với nghĩa rủ rê, gợi ý:
How about going out? Đi ra ngoài nhé
What about this dress? Cái váy này nhé.
Để phân biệt thì các bạn cứ tùy vào ngữ cảnh để hiểu cho rõ.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)